Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Những bức ảnh em bé nổi tiếng trên Internet

Trẻ con là một trong những đề tài được giới nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm và những tấm hình dễ thương về các em luôn được chia sẻ trên nhiều website, hoặc được dùng làm avatar cho blog và nick chat.
Ảnh: Nelms Photographic Artistry.
Ảnh: ec.gc.ca.
Ảnh: Karen Pfeiffer.
Ảnh: PDXerin Erin Tole.
Ảnh: Heidi Hope.
Ảnh: Megvagy.
Ảnh: M19.
Ảnh: Wallpaperseek.
Ảnh: M19.
Ảnh: Anne Geddes.
Ảnh: Blogspot.
Ảnh: Blogspot

Ảnh: Helmet.
Ảnh: Helmet.
Ảnh: Blogspot.
Ảnh: Blogspot.
Ảnh: Holger Urbanek.
Ảnh: Ane Geddes.
Ảnh: RebeccaVC1.
Ảnh: Platingham.
Ảnh: Heidi Hope.
Ảnh: M19.
Ảnh: Kvaga.
Ảnh: Jane-art.

Người dưng làm má

                                                                      
         Nguyễn Ngọc Tư
Chị Diệu về quê khi đoàn cải lương Mưa Bình Minh đang giữa mùa lưu diễn. Tàu ghé đập Bàu Mốp, chị lội một đỗi, gặp má chị đi đám giỗ về, má chị kêu: "Trời đất, con Diệu, sao đi về vào lúc này?". Chị nghe muốn khóc.
Chị, con gái của má, rời nhà từ năm mười bảy tuổi, bây giờ đã bốn mươi. Chưa khi nào gió chướng mang cái ngọn ráo khô bay qua rạch Bàu Mốp mà chị về nhà, kêu má ra cửa sau, chỗ thơm lựng hương cau, nhổ tóc sâu, bảo sẽ ở lại nhà lâu, lâu lắm. Nên má cứ nhìn hồ nghi, có chuyện gì sao con. Chị cười cười không nói gì, hỏi con San đâu. Má chị bảo nó đi đón ghe khóm từ rẫy Thới Bình qua, mua về rồi chèo xuồng dài dài xóm bán lại. Chị nuốt ực nỗi cay đắng vào lòng, "Sao má để nó đi, con nuôi hai người nổi mà !". Bà già bảy mươi ba tuổi nhìn đứa con gái đầu bạc của mình, xót xa : "Bà cháu tao có cần tiền của bây đâu. Tao cũng cản hoài mà nó có nghe đâu. Tánh nó cũng cứng đầu cứng cổ hệt bây, bây biết".
Chị biết, bởi có lần về, con San mang trả những gói tiền chị đã gởi. Những gói tiền còn nguyên vẹn như còn dính mồ hôi tay chị, nó bảo : "Em cảm ơn, em với ngoại nuôi nhau được, chế đừng lo, chế có tuổi rồi, để tiền hờ khi bệnh hoạn" nghe khách sáo như người dưng nói chuyện với người dưng.
Chị sinh con San cũng ngay mùa này, gió này. Gọi là San, là vì khi Hoàng Bảo từ thành phố tăng cường xuống "Mưa Bình Minh", chị Diệu với anh hát chung tuồng San Hậu. Chị yêu anh lắm, không ai còn có thể nghệ sĩ hơn thế, tất cả con người anh toát lên cái gì đó phong trần, phiêu lãng, thương không chịu được. Chị đặt tên cho đứa con đầu lòng là San vì tin rằng sẽ đẻ cho anh thêm thằng Hậu, nhưng thằng Hậu mãi mãi không bao giờ có. San vừa tròn bảy tháng để nó lại cho má, chị đi. Hôm đó nó đã bú cho thật no rồi, chị ép cho no nữa. Nó ngậm vú chị ngủ ngon lành. Đặt con xuống giường, chị còn thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình, trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao từ chối vai diễn đã từng chờ đợi, nàng Trưng Trắc oai hùng trong "Tiếng Trống Mê Linh" ?
Chị yêu vai Trưng Trắc này biết bao nhiêu, người phụ nữ cũng có lúc dao động, mềm lòng khi chồng của mình đang nằm trong tay giặc. Nhưng rồi Trưng Trắc vẫn mạnh mẽ đánh trống xuất quân, nước mắt bi hùng nhỏ xuống mặt trống vang lời ly biệt. Mấy hôm đầu, có lúc sữa xuống nặng, chị Diệu nhớ con quay quắt, chị muốn bỏ hết, về nhà vùi mặt mình vào làn da thơm tho của nó, nhưng nghĩ đến vai diễn của mình, chị ghì lòng lại. Đâu nè, Trưng Trắc đâu có nữ nhi thường tình vậy.
Vở được đoàn đem đi dự hội diễn toàn quốc, năm đó chị nhận huy chương vàng, bắt đầu có một chút danh tiếng. Chị nguôi dần nỗi nhớ nhà nhớ con. Chị bận lu bù với hàng chục, hàng trăm vở mới. Hồi đầu chỉ mùa mưa chị mới ở nhà lâu, giữ con cho má đươn thúng, tưới trầu. Sau này trời mưa chị cũng phải đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chánh trị. Chỉ về khi trên đường đi lưu diễn, tiện đường ghé lại, nhiều khi con Phèn còn chạy te te ra sủa. Có lúc thấy cái áo phơi ngoài sào, chị hỏi áo ai, má bảo, áo của con San chớ ai, chị cười, trời đất, nó lớn dữ vậy hả ? Mà không biết mình đang hồn nhiên đứng bên đời, nhìn nó lớn ...
San chưa bao giờ kêu chị Diệu một tiếng má. Khi nó biết nói nó bắt chước mấy dì, gọi chị bằng chế, xưng em. Dạy nó, nó lắc đầu nguầy nguậy: "Hổng phải, chế Diệu hông phải má. Con Thắm mới là má". Nghe lạ, hỏi lại, thì ra chơi nhà chòi, con Thắm đóng vai má con San. Tưởng lớn lên nó sẽ đổi nhưng có những tết gần giao thừa, chị gọi nó lại, biểu kêu má đi. Con San nhìn chị trân trân, tay vò vò vạt áo, nín thinh. Chị rút tiền ra biểu kêu má đi rồi cho tiền. Nó vẫn lặng lẽ đứng nhìn, hồi lâu, nó bảo "em không biết xài tiền" rồi bỏ ra ngoài trước coi người ta đốt pháo.
Năm đó, nó tám tuổi. Giao thừa đang rộn rã ngoài kia, chị Diệu vô buồng ôm lưng má khóc. Má chị biểu "thôi nín đi, rồi từ từ má dạy. Mà, cũng tại mầy ...". Nghe người ta hát câu "Con chim se sẻ nó đẻ cột đình. Bà ngoại đẻ má, má đẻ tụi mình ..." tim chị quặn thắt. Dường như con San đang đòi món nợ tình thương mà ngày trước chị nợ má.
Chị Diệu bỏ nhà theo đoàn hát từ năm mười bảy tuổi, không cách chi mà giữ lại được, không cách chi chị quên giấc mơ xướng ca xiêm áo. Má bắt chị thề "Không thương người cùng giới nghệ sĩ. Không lấy chồng khi qua tuổi hai mươi lăm". Nhưng năm hai mươi, chị về nhà dập đầu lạy má, thưa rằng vì yêu, vì muốn giữ bên mình người chị yêu, chị đã mang đứa con trong mình.
Má giận quá , nói "hồi đó phải tao sanh ra hột gà hột vịt còn có nghĩa hơn sanh ra con gái như mầy". Giận vậy , nhưng thấy con mình khổ không cầm lòng được biểu "Thôi con, đừng thèm khóc, người ta hay hát "Ví dầu tình có dở dang. Tự ên thiếp chống đò ngang thiếp về", con người ta nhấc lên được thì bỏ xuống được" . Rồi lụm cụm đi trồng thật nhiều sả, chăm chút những cây chanh, cây bưởi quanh nhà cho tốt lá, lột vỏ tỏi để dành xông cho chị sau khi sinh. Lòng má đau con mình dại dột, nó làm vậy là đẩy người ta có cái cớ ra đi chớ có níu được, ràng buộc được người ta đâu.
Nhưng con San đâu có già được như má, đâu có trải lòng ra để tha thứ như má. Chừng mười, mười hai tuổi, nó nói với má chị : "Má ơi, con không đổi chế Diệu để lấy tiền. Chế Diệu có cho má đừng lấy". Mà chị chỉ biết ôm nó vào lòng, thở dài rồi rầy, "ngoại già rồi, con kêu ngoại bằng má hoài người ta cười bà già khú đế mà còn có con muộn" . San thôi kêu ngoại bằng má nhưng tiếng má nó cất mãi trong lòng.
Nó lớn lên giống Hoàng Bảo như đúc, cũng gương mặt xương xương, cái mũi cao, đôi mắt to, hơi xếch, đôi môi mỏng, đỏ thắm. Nhìn nó, lúc chị Diệu nửa thèm ôm chầm vào lòng, nửa muốn xô ra. Nghĩ thương nghĩ giận người cũ, chị chỉ dám ngồi nhìn nó xa xa. Nên chị không hay nó lạ lùng hơn hết thảy con cái người ta. Nó ít nói, nhưng nói câu nào đáng câu đó. Có lần coi chị Diệu diễn Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài trên tivi, nó ngồi nghễu nghện trên mấy bao lúa chất giữa nhà, nghe mấy đứa bạn reo lên, má con San kìa. Nó nhếch mép cười. Tới đoạn Sơn Bá gặp Anh Đài ở nhà Chúc viên ngoại, biết rõ thân phận nhau, hai người âu yếm ôm nhau đính ước. Con San nói tỉnh bơ : "Ừ, ôm đi, ngoại à, vài bữa nữa người ta đem một đứa nữa về cho ngoại nuôi cho mà coi". Rồi tuột xuống cái độp đi te te vô buồng, biểu :"Con đi ngủ". Nhưng ngoại San biết nó vô đó nằm khóc, vòng tay trìu mến đó, có bao giờ chị Diệu dành cho nó?
Câu chuyện làm chị Diệu đau lòng. Chị Diệu sợ con mình cũng như người đời, đánh đồng vai diễn với diễn viên, hễ ai đóng vai ác thì ngoài đời cũng ác, tình tứ với bạn diễn nghĩ ngoài đời chắc họ cũng yêu nhau. Chị chọn những vai đào võ, rồi nổi tiếng với những nhân vật nữ tướng, tinh tế trong cái nhìn khinh bạt, ngạo nghễ trước kẻ thù và cái chết, oai vũ trong từng động tác đá giáo, lăn tròn theo nhịp roi, đi gối... Ai cũng nói nếu con người ta có số sẵn (như giày dép vậy ) thì số chị Diệu sinh ra là để sắm những vai nữ tướng.
Riết rồi những vai đào thương, chị Diệu không diễn được. Có những lần giỗ Tổ, đoàn giao cho chị đóng vai Tô Ánh Nguyệt trong trích đoạn gặp lại thằng Tâm, lúc con trai mình mắng mỏ một hồi rồi bỏ đi, Nguyệt kêu, "Tâm, con đuổi má sao con?", Lệ Thủy diễn xé lòng xé dạ người ta là vậy, nhưng với chị, chỉ câu nói đó thôi sao mà khó khăn quá chừng, tiếng má, nửa đời người chị chưa được con gái mình kêu.
Nên trả lời phỏng vấn báo chí, chị hay tự trào mình là nghệ sĩ nửa mùa. Khi đi qua mùa nhan sắc của một cô đào hát, chị xin đoàn cho mình đóng vai hề mụ, chị bảo, "tôi hát nhiều năm, khóc hết nước mắt rồi, bây giờ chỉ đóng được vai hài". Và chỉ như thế chị mới không phải sắm vai những bà mẹ, không phải nghe bạn diễn với mình gọi là má à má ơi mà lòng như cắt như đau.
Hôm rồi, đoàn về hát vở "Cơn Mê" ở chợ Ông Trang, chị đóng vai bà già bán ve chai. Vai nhỏ, chỉ cần quấn khăn lên đầu tất tả gánh cái gánh đi ra, gặp cảnh một tên đầu gấu bức hiếp một cô gái nhà quê, bất bình bà già ra tay nghĩa hiệp. Đơn giản thôi. Vậy mà lúc diễn, nghe cô đào trẻ Thu Mỹ trong vai cô gái nhà quê núp sau lưng chị thét lên: "Cứu con với, má ơi!" bà ve chai bỗng đứng khựng lại, buông vai, sững sờ, khóc. Thu Mỹ cũng gục đầu, nức nở. Khán giả không hiểu gì hết, đầu gấu thấy vậy cương mấy câu. Màn kéo lại, ông phó đoàn kiêm đạo diễn quát văng nước miếng, "Tôi không sao tin nổi. Một người lúc nào cũng muốn thành diễn viên nổi tiếng, một người mấy chục năm trong nghề rồi mà ai cũng diễn như một đứa con nít ba tuổi". Hai chị em buồn quá, hỏi Thu Mỹ sao cương câu đó kỳ vậy, cô khóc, "hồi còn ở nhà mỗi lần ba em say rượu, ổng nghe lời má sau, đánh em dữ lắm, không ai bênh, em chỉ biết kêu má, riết quen". Trời ơi, bọn nghệ sĩ mình, gạt bỏ đời đau, sống trọn lòng trên sân khấu, được mấy người ?
Tan hát rồi, chị Diệu với Thu Mỹ ngồi mãi ngoài bến tàu bên bờ sông Ông Trang. Gió lạnh thổi hiu hút. Thu Mỹ thắc mắc : "Mỗi lần bị đòn đau, mỗi lần gặp chuyện gì buồn, em đều nghĩ đến má trước tiên, sao ngộ vậy chị ?".
Chị ngẩn người ra, con San của chị cũng có khi gặp chuyện gì buồn, thế nào nó cũng nhớ tới chị mà chị thì xa cách nó ngàn phương. Vậy đâu có được. Đáng lẽ mình phải ở nhà, nghe nó thủ thỉ chuyện một cậu con trai nào đó hôm qua còn trêu chọc nó, biểu : "để lòng thương nó", hôm nay đã sắm cau trầu đi hỏi vợ khác rồi (con gái mười tám tuổi mà).
Sáng sau, chị lại xin phép trưởng đoàn, ông vừa đánh cờ vừa ờ, hờ hững. Chị đi từ giã hết thảy mọi người, ai cũng nghĩ rồi chị sẽ trở lại. Chị yêu sân khấu đến thế kia mà.
Chỉ Thu Mỹ biết chị sẽ không bao giờ quay trở lại. Đêm qua, chị ôm cô ngủ, chị nói, chị thương Thu Mỹ lắm, thương từ lúc cô mới vô đoàn, mười sáu tuổi đầu mà khuôn mặt đã già đi, dày dạn như con San của chị. Chị thương Thu Mỹ vì thấy cô giống hệt chị hồi đó, nồng nhiệt, tự tin, với tấm lòng trong trẻo tưởng rằng có thể thâu tóm được đất rộng, trời cao. Lúc nào cũng khao khát vinh quang nhưng không biết rũ bỏ nỗi đau riêng để hết mình trên thánh đường sân khấu. Chị nói chắc chị thôi nghề hát, về nhà làm con của má, làm má của con. Mặc dầu làm má khó hơn nữ vương, nữ tướng nhiều.
Nhất là với con San của chị, mười tám năm rồi mà vẫn dạ sắt lòng đinh. Vừa về tới, dựng cặp chèo ngoài hàng ba, nó cười, nói cái câu người dưng hay nói với người dưng:
- Ủa , chế mới về hả? Hồi sáng này em nấu nước, nghe lửa cười, biết thế nào cũng có khách, hỏng dè là chế.
Chị nghe niềm vui như ngọn đèn vừa bị thổi chao ngọn. San ơi, má là khách sao, má là khách à, con ?
Chị chụp đứng dậy, bảo để chị đi nấu cơm chiều. Chị trầy trật nhen lửa, làm cho cả gian bếp ngoi ngóp khói. Bốn mươi tuổi đầu, chị phải tập làm đứa con hiếu thảo, làm một bà má giỏi giang bằng nồi canh chua bông súng, mẻ cá rô tôm tích kho quẹt này đây.

Hiu hiu gió bấc

           Nguyễn Ngọc Tư

Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: "Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương". Ai mê vợ bé, mê chơi đề, đá gà, họ lườm lườm: "Mê gì như thằng Hết mê cờ". Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời: " Bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất vợ, không sợ?". Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghê. Chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa, thì chị đã quay lưng ra quán mất rồi.
Quán chị Hảo cũng nhỏ thôi, buôn hàng tạp hóa lặt vặt. Quán cất trước nhà, ngó ra mé lộ, có khi không cần ngồi giữ, bà con trong xóm ai muốn mua gì thì gọi vọng vô. Chỉ buổi chiều, chị mới ra ngồi ở đó. Buổi chiều, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối, anh Hết hay ghé lại để mua 1.000đ mỡ nước, 500đ bột ngọt, 500đ tỏi, 500đ tiêu. Chị cố bán thật rề rà để nhìn anh lâu nữa, coi bữa nay chắc anh đi vác lúa đằng nhà máy chà gạo, trên tóc còn vương trấu. Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết. Con trâu không nói sao cái cọc nói được. Nhưng vẫn cứ đón chờ, có khi sớm, khi muộn hơn một chút nhưng chị biết thể nào thì anh cũng về qua, về để nấu cơm cho tía anh.
Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: " Ăn rồi. Ăn cơm với thằng Hết rồi". Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút. Ông già ngồi tiếc cái tivi đen trắng, mỗi lần mở phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình. Ông già điếc đát vậy mà mê tivi, cháy rồi thì thôi vậy, chiều chiều chống gậy thả qua nhà hàng xóm coi nhờ.
Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo.
Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. Bà chết vì sinh khó. Ngoại anh đặt tên là Hết. Chắc tại lúc đó đau lòng quá kêu đại vậy, chớ không có nghĩa gì đâu. Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới. Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ, những bờ rào giâm bụt xanh, những hàng cây đủng đỉnh xanh. Những người đàn ông chuyền tay nhau dỗ dành đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ. Những người đàn bà cho anh bú thép, để con khóc ngoe ngóe trên giường.
Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, " Chớ ầu ơ... Cây khô đâu dễ mọc chồi..." . Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm.
Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Đám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bội. Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì.
Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình. Có cái tật mê cờ, mê cũng hết mình.
Người ta nhắc hoài chuyện anh hễ cắm đầu vô bàn cờ rồi quên đói, quên ướt, súng nổ cái đùng cũng coi như không nghe thấy, như là đã thoát tục rồi, bình an, xa rời mọi điên đảo. Thấy con bồ mình đang thương dắt tay chồng tương lai đi sắm sửa đồ cưới mà cứ lo mang xe chiếu tướng, thì đúng là không còn hỉ nộ ái ố gì nữa rồi. Cũng có nhiều người thích đánh cờ nhưng say đến mức coi con cờ như con người thì không ai làm được, ai đời, đi chốt qua sông mà anh khóc, nước mắt chảy ròng. Chị Hảo nhớ, bữa đó hình như đám gả chị Hoài.
Người ta nói chị Hoài đi lấy chồng cũng tại anh Hết mê cờ.
Họ thương nhau từ lúc hai người mới 22, 24 tuổi. Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông. Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vui. Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: "Anh Hết hổng được chỗ nào hả má?". "Ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được không. Bây quen được tưng tiu mà" . Chị Hoài không cãi ra mặt nhưng bụng nghĩ, còn sức lực còn đôi tay, còn cơ may thay đổi cuộc đời.
Lúc đó, anh Hết vẫn chưa mê cờ. Nhưng anh biết chơi nhờ đi làm bốc vác ngoài nhà máy, mấy ông già chèo đò truyền lại, nức tiếng với mấy chiêu pháo đầu, bình phong mã, công thủ song toàn. Cho tới lúc má chị Hoài lại nhà, không biết nói gì nhưng có khóc. Những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt già nua của người đàn bà đã từng cho anh bú thép. Sáng hôm sau anh đã thay đổi, nhanh như người ta lật một bàn tay. Anh đam mê cờ tướng. Anh hay na bộ cờ ra ngồi mấy gốc cây bên vệ đường để tìm đối thủ, để ai cũng thấy đúng là thằng Hết bê tha thiệt rồi. Nó không chịu làm ăn gì mà tối ngày nướng thời gian trên mấy con cờ xanh đỏ.
Hồi đó, tía rầy anh dữ lắm. Anh thưa với con, nợ sữa là món nợ lớn nhất đời người. Con đã nợ má em Hoài, tía à. Không biết ông già rồi có hiểu gì tình cảm của tụi trẻ không, ông ừ hử vậy. Nhưng thấy anh ngồi la cà đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng " Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mấy đường" . Ông ca cẩm thằng con ông bây giờ tệ bạc lắm chiều hôm qua nó để ông ăn cơm nguội chung với mấy con gián. Ông nói mà giọng ông hơi nghèn nghẹn dường như trong lòng đau nhói lắm. Nuôi nó từ nhỏ tới lớn, bây giờ ông mới đánh nó đây, đánh để giúp nó trả ơn đời. Tối về ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi mà khổ vậy con ơi. Xóm này người ta không biết nên nói mày hết thuốc chữa rồi. Con tao mà vậy à.
Chị Hoài cũng can ngăn, thuyết phục mãi, tốn không biết bao nhiêu là nước mắt, cuối cùng đành phải bỏ đi lấy chồng. Hôm đám, anh Hết còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dưới gốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ. Đám bạn gái ai cũng xì xầm, chắc thằng Hết không thương thiệt con Hoài nên mới dửng dưng vậỵ Chị Hoài nghe mà khóc không thôi, bảo với chị Hảo, có cái tiếng bạc tình ảnh cũng gánh cho em rồi. Tranh thủ lúc chưa làm lễ, chị Hoài rủ chị Hảo mang cả áo xống chạy ra, nhìn anh như nhìn lần chót, như lấy chồng là chết vậy. Anh Hết dứt khoát không ngước lên. Thôi, không nắm níu gì được nữa rồi, nghe người ta kiếm cô dâu, hai chị quay vào. Đi một đoạn, nghe đám con nít trộ lên, anh Hết sao mà khóc vậy. Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưa. Hết cười lớn, nói lớn: "Ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về" ...
Chị Hoài vừa đi vừa khóc. Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. Con người này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm.
Anh Hết lại sống như những ngày trước kia lầm lũi đi đào thuê, vác mướn, kiếm tiền nuôi tía. Đôi ba hôm, đi làm về, đã thấy trên cái bếp còn ấm tro một nồi cơm nấu sẵn với một mẻ cá kho khô. Có bữa, mẻ kho đổi lại là nồi canh rau đắng. Rồi anh Hết gặp chị Hoài đi chợ về, thấy bóng anh từ đằng xa, chị lấy nón che một bên má bầm tím. Anh Hết chạy theo, giằng lấy nón mà xót xa:
- Sao nông nỗi vầy, Hoài.
Chị Hoài nói chị té đập mặt vô cạnh cửa nhưng anh Hết không tin: "Hoài ơi, em hạnh phúc, tôi mừng. Hoài cứ như vầy, chắc tôi bỏ xứ". Chị Hoài khóc, người ta chớ đâu phải con cờ mà hễ qua sông là đứt lìa phần đời trước.
Rồi chị Hoài cũng tập thương chồng, thương không giấu giếm, ào ào như người ta bán thuốc sơn đông. Chị thôi không đứng tần ngần chỗ nhà chú Hết mỗi khi đi chợ về, thậm chí chị không thèm nhìn về phía ấy nữa. Chị Hoài nói với bạn: "Bữa nay đi chợ mua mấy khúc vải về may đồ cho anh Thứ. Ảnh nói mặc đồ chợ cũng được mà tui đâu có chịu, người vợ biết đường kim mũi chỉ lúc nào cũng làm ấm lòng ông chồng, phải hôn nè..." . Giữa đường nói chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh, chừng như nhắn với Hết, thôi đừng đi đâu hết, tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên luôn, bây giờ tui thương chồng tôi lắm đây. Cho bỏ tội mê cờ, nghen.
Nhưng từ ngày chị Hoài lấy chồng, anh Hết đã không đụng tay vào quân cờ nào nữa. Anh hay ngồi nhìn bàn cờ mặt buồn rười rượi, mấy đứa nhỏ không biết, cứ rủ hoài, ừ thì chơi. Anh biểu tụi nó bày cờ ra, rồi tự đi quân, anh không nhìn, chổng mông vo gạo, một đứa nói vô pháo đầu nghen, anh kêu mã tấn. Tấn chỗ nào? Tấn giữ con chốt đang bị con pháo rình đó, biết còn hỏi. Tụi nhỏ kêu, đây là kiểu "hiệp sĩ mù nghe gió kiếm", đánh cờ mà làm công chuyện không ngưng tay, nói khơi khơi, cũng thắng.
Lụi hụi rồi bốn mùa gió bấc về kể từ mùa gió chị Hoài lấy chồng. Ba anh Hết thường chống đũa trên mâm cơm than ăn không vô. Anh hỏi ông thèm gì. Ông bảo chắc tao gần chết rồi, tao thèm một thằng cháu nội. Hết lượng sượng mãi mới cười: "Trời, thèm gì ngặt vậy, không biết con biết kiếm đâu cho tía bây giờ" . Tía anh Hết biểu lại đằng quán con Hảo lỡ thời mà kiếm. Mày giả đò hoài, con nhỏ thương mày, ai cũng biết, chỉ mày là không. Anh Hết cãi, làm gì có, tía. Ông già đứng dậy, vậy phải thử. Nói rồi vung gậy đánh. Như mấy lần trước, anh Hết lại chạy lừng khừng ra sân. Rượt chán, ông già dứ dứ cây gậy vô mặt anh rồi tủm tỉm cười quay đi. Ông già còn kịp thấy chị Hảo chạy lại vẹt đám con nít ra, đưa anh chai dầu Nhị Thiên Đường, miệng xuýt xoa hỏi anh đau chỗ nào, giọng như người thân thiết trong nhà: "Làm gì mà để tía giận dữ vậy, lén chơi cờ phải hôn?" . Anh Hết không trả lời, cầm chai dầu còn ướt mồ hôi tay của chị. Đây đã là chai thứ chín chị cho anh, anh khẽ bảo:
- Hảo, tôi... cảm ơn.
Anh ngần ngừ sau chữ "tôi" hơi lâu, làm chị Hảo chờ muốn nín thở. Ơn nghĩa gì một chai dầu gió, nó chỉ làm anh hết đau ngoài da thịt, mà trong lòng thì còn mãi. Chi vậy Hết ơi!
Đâu có biết, chỉ tại chưa quên được. Anh chưa dám nhìn thẳng vô mắt Hoài để cười, chưa dám nựng nịu con của Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừa. Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?
Hiểu, nên tôi chờ đây nè.
Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm " Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn" , chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.
Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết.
Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về.

Nước chảy mây trôi

                                       Nguyễn Ngọc Tư

Hôm trước ngày đi Đất Mới khai giảng niên học mới, Diệp chở mẹ đi nhổ răng. Trên đường về, bỗng dưng Diệp nghe nước mắt mẹ rớt trên lưng mình. Mẹ than buồn, vì miệng còn ngậm bông gòn nên giọng mẹ bệu bạo (hay tại khóc?), mẹ nói, không biết thầy Nhiên có chê mẹ già không. Diệp biết mẹ nói không thật, mẹ khóc vì mai này mẹ đã xa Diệp mất rồi, chứ hai mẹ con Diệp hiểu thấu tới đáy lòng, thầy Nhiên không phải là người coi trọng mấy chuyện lặt vặt đó.
Mẹ Diệp lớn hơn thầy Nhiên đến tám tuổi, hồi họ quen nhau, thầy Nhiên mới ba mươi ba. Nhà may của mẹ cách trường cấp ba Hưng Hải chừng mươi thước, nổi tiếng khắp thị xã về may áo dài. Gặp lần đầu ở buổi họp phụ huynh, thấy thầy vai áo rách, về nhà mẹ Diệp mua vải may tặng thầy một chiếc sơ mi mới, để lấy lòng thầy cho con nó nhờ. Sau này, thầy hay lại nhà nhờ mẹ Diệp may áo. Có lần mẹ hỏi vợ thầy đâu mà để áo rách vầy, thầy cười, còn gởi ở nhà người. Diệp đi học về, mẹ hỏi, thầy Nhiên ba mươi mấy tuổi đầu chưa lấy vợ, chắc thầy Nhiên khó tính lắm hả con. Diệp lắc đầu, không, thầy thấy thương lắm.
Diệp nói thật lòng. Từ ngày thầy chủ nhiệm lớp, buổi sinh hoạt nào lớp cũng vui tươi, tràn ngập tiếng hát, tiếng cười, có đứa còn đi học đàn về gãy tửng từng tưng. Thầy dạy môn Văn và biến những tiết học khó khăn này thành một thiên đường của cảm xúc. Giọng thầy ấm áp, sôi nổi, truyền cảm, mắt hay nheo, coi bộ hóm hỉnh, vui tính. Thầy bảo, mắt thầy bị tật hồi còn ở lính, không nheo thì bắn không... trúng, nheo riết thành quen. Bọn Diệp cười, tướng thầy mà bộ đội gì, thầy cũng cười, giỡn hoài, đơn vị còn không định cho ra quân nhưng thầy nhất quyết xin ra, đi dạy học. Đám học trò khen thầy dạy văn giỏi nhất trường. Nhà trường thì không nghĩ vậy, dạy cháy giáo án hoài mà giỏi gì.
Sau này, khi xem bộ phim võ hiệp "Tiếu ngạo giang hồ", Diệp phát hiện ra thầy Nhiên giống hệt Lệnh Hồ Xung, cuộc đời anh chàng không thể hoạch định trước, làm gì cũng theo cảm xúc, cả chiêu thức võ công anh ta dùng cũng "nước chảy mây trôi theo ý mình". Dù vậy, Diệp cũng thảng thốt, bất ngờ rất nhiều khi hay thầy với mẹ thương nhau. Mối tình đó không thể giải thích được vì sao, không thể nói rành rọt bằng lời những cảm xúc dịu dàng mà bỏng cháy trong lòng mỗi người. Bắt đầu từ đâu? Từ miếng băng keo thầy mang đến khi thấy tay mẹ đứt, từ việc mời nhau mấy củ khoai mì nóng thầy mua của chiếc xe đẩy trên đường, hay từ những bữa họp phụ huynh, thầy nhìn thấy mẹ Diệp ngồi trong một góc nào đó, đẹp đẽ, sang trọng mà buồn buồn, vơ vất, như lạc ở một vì sao nào...? Mẹ chỉ biết nói lời xin lỗi Diệp. Nó khó khăn lắm mới bảo, không sao, nếu con là mẹ, con cũng yêu thầy, thầy dễ thương quá trời đất mà.
Ba Diệp thì không thể tha thứ. Chẳng thèm chửi bới, đánh đấm nhau, là người trí thức, ông bác sỹ xử sự rất mềm mỏng. Ông đến trường, níu bất cứ đứa học trò nào ông nhìn thấy, phẩn trí van vỉ (như một người yêu vợ hết lòng), "Cháu làm ơn nói với thầy Nhiên trả vợ lại cho chú, làm ơn, cháu ơi !". Chuyện này gây tiếng vang đến phòng giáo dục, rồi đến Sở. Thầy Vẹn, hiệu trưởng trường vốn là đồng đội cũ với thầy Nhiên, thương bạn lắm nhưng đành buộc thôi việc.
Rồi thì mẹ Diệp cũng ra đi. Qua cửa, mẹ chỉ có một chiếc va li nhẹ bổng, trống không. Lẽ ra mẹ có thể mang đi nhiều hơn, nhưng chỉ với hai bàn tay trắng, mẹ mới rửa oan cho thầy trước lời mai mỉa của người đời, rằng thầy chỉ yêu túi tiền của mẹ thôi. Diệp thầm thắc mắc, yêu là phải hy sinh nhiều thứ vậy sao người lớn đâm đầu đi yêu hòai, làm chi cho khổ hôn?
Tổ ấm đó cách nhà Diệp một cây cầu, nhiều con đường ngoắt ngoéo. Diệp có đến chơi, đến mà nghe quen thuộc, ấm áp như nhà mình. Hồi trước, Diệp tới nhà thầy chơi hoài chớ gì, nó thuộc lòng từng cuốn sách trên giá, rành rẽ từng chổ thủng của cái màn cửa. Nhà thầy bừa bộn, đầy màu sắc. Màu của giấy dán tường, của những đường viền tự tay thầy cắt, của những tờ lịch đầy núi, thác nước và mây. Tất cả những cái đó đầy sự sống. Nó khác với nhà Diệp, bốn bức tường đều trắng, Diệp đem hình diễn viên, ca sỹ về dán trong phòng, ba khó chịu. Ở nhà, mọi người phải xem bộ phim, nghe những lọai nhạc bác học mà ba thích. Bữa cơm nào ba cũng tự tay rửa rau, dù mẹ rửa rồi, ông cũng phải rửa lại (Diệp ngờ rằng, tình yêu của mẹ đã mất mát từ chuyện ấy, đến rửa rau mà cũng không tin nhau). Ba không ăn ở quán ăn vỉa hè, cự tuyệt những món chuối nướng, khoai nướng bên đường, ba nói ăn vậy là không vệ sinh. Ba bảo mẹ một tuần nấu canh bí đỏ sáu lần, thực đơn này giúp cho Diệp thông minh, học giỏi, giúp Diệp trở thành một bác sỹ danh tiếng như ông.
Nhưng Diệp chỉ thích làm cô giáo. Một cô giáo sẽ không vì đám học trò ngỗ ngịch mà nguôi đi lòng thương yêu, không vì danh hiệu thi đua này nọ mà nguôi đi tâm huyết của mình. Giống như thầy Nhiên vậy.
Một bữa, lại nhà mẹ chơi, Diệp chỉ tay vào góc lâu nay thầy vẫn để sách và đàn, nó nói, "Thầy ơi ! Em chỉ cần chỗ này là đủ, ban đêm em ngủ, ban ngày em sẽ ngồi học ở đây". Thầy Nhiên với mẹ nhìn Diệp mừng rưng rưng nước mắt. Nhưng cũng phải đợi đến bữa ba dẫn bạn gái về, Diệp mới ra đi. Ba không ngăn lại, chỉ cười khan, lạnh, đầy cay đắng, hằn học. Diệp thấy mình hơi giống mấy tên phản bội trong phim.
Bây giờ chuyện cũ cũng đã nguôi rồi, người ta thôi không trầm trồ nữa. Mẹ gầy dựng lại một tiệm may mới, với những khách hàng cũ. Thầy Nhiên quyến luyến đám học trò nên thuê quầy bán sách báo ở trước cổng trường. Ba Diệp đã lấy vợ, có con. Tốt nghiệp Đại học xong, Diệp có ghé nhà, thấy ba ngồi giặt tã cho em. Lúc ra về, tổng kết lại thì ba chỉ hỏi Diệp đúng một câu, “Ra trường rồi tính làm ở đâu ?” Diệp nói không biết nữa, nếu chờ được phân công, có thể nó sẽ về dạy ở một huyện, thị trấn nào đó, có thể ở đó nghèo và buồn.
Mẹ nói sẽ tìm cách xin cho Diệp ở lại thị xã, thầy Nhiên có nhiều người quen làm trong ngành giáo dục, thí dụ như thầy Vẹn đang làm Phó Giám đốc Sở. Diệp chần chừ không biết lắc hay gật đầu, mẹ thở dài, nửa đêm than với thầy Nhiên, "Chắc mình mau già lắm, Nhiên ơi. Con gái mình thấy rầu quá".
Rầu chớ, công việc đang lừng khừng, chuyện yêu đương Diệp cũng chẳng tới đâu. Đứa con trai cuối cùng đã thôi lui tới nhà chừng nửa tháng nay, sân trước chưa thấy xe của người mới nào đậu. Mẹ nhắc lại nào Tuấn nào Huy, rồi Phát, Sang, mấy đứa đó thấy thương quá mà sao kỳ vậy không biết. Diệp cười, "Trời đất, tụi nó hả, con đâu có yêu". Mẹ tức quá vặt lại, "Vậy chớ con yêu ai?". Mẹ hỏi Diệp trong một đêm gió rất nhiều. Diệp tự vấn mình câu đó, khi có được câu trả lời, chợt nghe gió thổi tơi bời vào lòng, nghe như gió cấp mười, mười hai trong ấy.
Hôm sau, Diệp gọi thầy Nhiên bằng ba (nó bẻ miệng đến toát mồ hôi ra). Mẹ với thầy nghe lạ, phì cười. Diệp tá hoả, tiếng gọi ấy với nó không có ý nghĩa gì hết, kêu tiếng ba thiêng liêng mà lòng vẫn yêu thầy, yêu thầm lặng tự hồi nào không biết. Hèn chi đi xa nhớ quá chừng (tưởng chỉ nhớ nhà thôi), hèn chi mấy thằng bạn trai hay bị đem ra so sánh với thầy (tưởng vì quý trọng quá đó thôi)… Bây giờ không biết làm sao quên được đây, để vầy nguy hiểm quá, người ta nói yêu với say rượu khó che mắt được người đời.
Diệp ngầm chuẩn bị cho mình một chuyến đi xa. Mẹ không biết, nên mẹ đi chợ, mua hai ký lô khô cá sặc rằn, dịu dàng bảo thầy Nhiên" Nhiên chở con tới nhà anh Vẹn chơi, sẵn tiện, nhờ ảnh giúp cho nó một chỗ làm, có chút quà này…". Rồi mẹ Diệp tiễn hai người họ ra tới ngoài sân, lên xe, chạy một đoạn, ngó lại, thấy mẹ vẫn còn đứng tần ngần, giống như sợ thầy trò Nhiên đi lộn đường hay sẽ lén quay trở lại nhà.
Nó ngồi sau lưng thầy (như nhiều lần ngồi sau thầy đi mua keo, nút áo, chỉ may cho mẹ), mà lòng nghe dịu ngọt lạ thường, chợt nghe thèm đến rớt nước mắt được nép mặt vào lưng, được choàng tay ôm eo thầy. Chiếc xe chạy lòng vòng qua hết mấy con đường, cứ gặp đèn đỏ là thầy lại quẹo phải, Diệp khúc khích cười, nghĩ, nhà thầy Vẹn đâu có xa dữ vậy. Chiếc xe máy hiểu ý chủ nên nó cũng cà xịch cà lụi, lâu lâu lại phun ra một bụm khói đen xì. Thầy bảo, "Chết cha, chắc là nước vô bình xăng". Mà, chiếc xe vẫn không chịu chết máy hẳn, vậy mới kỳ. May nhờ đến trước cổng nhà thầy Vẹn thì trời đổ mưa, cả thầy Nhiên và Diệp đều mừng húm, kêu lên, "Mưa ! Mưa rồi !" rồi chạy vào quán cà phê ngang đó cho khỏi ướt.
Diệp vừa phủi nước trên áo, trên tóc mình vừa cười, nhớ lại thì trên đời này chắc không ai mắc mưa mà phấn khởi như vậy. Thầy trò Diệp kêu hai ly trà đá, bắc ghế ngồi ngó mưa rơi, ngó qua cái tường rào im sẫm đằng trước nhà thầy Vẹn, nghe trong lòng ngại ngần quá trời đất.
Chỗ này chỉ cách bên đó một con đường, coi vậy mà qua đó cũng nghiêm trọng như Kinh Kha qua sông Dịch. Thật ra, nghỉ dạy ở trường cấp Ba Hưng Hải rồi, thầy vẫn thường lại chơi nhà thầy Vẹn. Người đang có chức vị, ngồi cao hay ước sống như ông bán lẻ sách báo ở cổng trường (mà càng bán càng lỗ vốn, cứ thấy cuốn sách nào hay là dúi tặng cho học sinh). Thầy Vẹn bảo, " Đâu phải ai cũng làm được chuyện động trời như ông vậy. Nhớ kỷ coi, đang học ngọn lành, ông tình nguyện đi biên giới, ở lính được cưng chiều ông không chịu, đòi ra lính dạy học, đang dạy học, lại đòi yêu mà lại đi yêu ngang trái mới chết". Thầy Nhiên cười, "Cũng trả giá dữ lắm, đừng tưởng giỡn". Vợ thầy Vẹn cũng quý bạn chồng, chị nói "Ông xã em mê anh lắm, ảnh nói bây giờ có một chút chức quyền mới biết cực khi chơi với bạn, cứ phải cảnh giác nhìn nhau không biết người ta sắp nhờ cậy gì mình, chỉ có anh Nhiên là không tính toán gì hết". Vì đã nói vậy nên bây giờ mới khó mở lời…
Diệp biết thầy Nhiên đang nghĩ lung lắm, nhưng nó không nói gì, nó chỉ lẳng lặng ngồi nhìn mớ tóc to cộ cứng như rễ tre đã chớm bạc trên đầu thầy. Hồi trước, mỗi khi thấy tóc thầy dài, Diệp vẫn hay nhắc, biểu đi cắt, để tóc vậy coi già thấy mồ. Hồi đó, thầy cười cười, "đâu nè, vầy là vừa chớ". Sau rồi Diệp biết, thầy cố tỏ ra luộm thuộm để đuổi cho kịp mẹ, để mẹ khỏi buồn, khỏi mặc cảm chuyện vợ già chồng trẻ. Thầy tinh tế cả chuyện ăn mặc, chuyện xưng hô. Ở nhà Diệp, ai tới cũng bảo ngộ, nhất là mấy anh chàng đang đeo đuổi Diệp, họ bảo, "Nhà Diệp không có tôn ty trật tự gì hết, thấy lộn tùng phèo". Thí dụ như chuyện xưng hô, rõ ràng nghe thầy Nhiên với mẹ kêu nhau Nhiên Nhiên Thuý Thuý giống bạn bè hơn là chồng vợ, còn Diệp gọi thầy thì tuỳ hứng, có lúc kêu cậu, có lúc gọi "đại sư ca".
Nhớ tới đâu lòng Diệp đau tới đó, nhà giống như thiên đường vậy, mà mình lại phải đi xa. Ngoài trời vẫn còn mưa, nước chảy ròng ròng vào miệng cống. Thầy bảo mưa dai quá hen. Diệp cười, dạ, mưa dai thiệt. Thầy hỏi, hay là hai cậu cháu mình chạy qua gặp thầy Vẹn một chút. Diệp lắc đầu, thôi, cậu.
Diệp không đành lòng cùng thầy cầm gói cá khô bước qua cửa nhà thầy Vẹn. Muốn hay không, khi quay trở lại, thầy trong lòng Diệp sẽ không tròn vẹn như bây giờ. Mất mát đó có thể rất mỏng manh, nhẹ như hơi thở, có thể chỉ là cảm giác vậy thôi. Thầy trông sẽ hèn hèn đi một chút, ngượng ngập một chút, vẩn đục một chút. Diệp muốn giữ vẹn trong lòng mình một hình ảnh đẹp, một người đàn ông lúc nào cũng nồng ấm, đĩnh đạc, thư thái, đầy khí phách và thành thật với con tim. Lỡ mai mốt đây gặp hoàn cảnh khó khăn nào, Diệp còn có thầy Nhiên mà vịn vào, đứng lên, đi tiếp. Nếu phải đi xa để những điều tốt đẹp còn nguyên lành mãi thì cũng đáng lắm chớ.
Lúc về trời vẫn còn mưa, Diệp có dịp dấu mặt vào lưng thầy, khóc chơi. Trời ơi, nép sau một cái lưng rộng và ấm áp như vầy để khóc đã thiệt. Mẹ hạnh phúc biết bao nhiêu.
Lúc về Diệp ôm vai mẹ, Diệp bảo mớ khô cá sặc rằn này hôm nào làm liên hoan tiễn con đi, mẹ nướng rồi xé trộn xoài sống, con thích món này lắm. Chỗ con tới có thể buồn và nghèo, có thể cách trở xa xôi, có thể đám học trò của con lấm lem sình đất, nhưng con không ngại, để con hát cho mẹ nghe bài này, rằng "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ giành phần ai ?". Mẹ nghe xong, rớt nước mắt, day qua thầy Nhiên, không rõ khen hay than mà giọng buồn hết biết: "Nhiên coi, không phải máu mủ của Nhiên mà con mình nó giống y chang Nhiên vậy. Muốn là làm".
Đâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm. Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi ? Phải chọn lựa và trả giá chứ…

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

tạo menu


#navcontainer { background: #666666;  width: 100%; margin: 0 auto; padding:0em 0; font-family: georgia,  serif; font-size: 15px; text-align: center; text-transform: uppercase; }  ul#navlist { text-align: left; list-style: none; padding: 0; margin: 0  auto; width: 100%; } ul#navlist li { display: block; margin: 0; padding:  0; } ul#navlist li a { display: block; width: 100%; padding: 1em 0 1em  1em; border-width: 2px; border-color: #ffe #aaab9c #ccc #fff;  border-style: solid; color: #777; text-decoration: none; background: #000000; } #navcontainer>ul#navlist li a { width: auto; } ul#navlist li#active a { background: #f0e7d7; color: #800000; } ul#navlist li a:hover, ul#navlist li#active a:hover { color: #0bd500; background: #2c7f0c; border-color: #aaab9c #fff #fff #ccc; }




 
<div id="navcontainer"> <ul id="navlist"> 
<li><a href="http://amarvellouslove.blogspot.com/2012/03/mot-moi-tinh.html">Truyện ngắn</a></li> 
<li><a href="Link URL">Tên hiển thị trên menu</a></li> 
<li><a href="Link URL">Tên hiển thị trên menu</a></li> 
<li><a href="Link URL">Tên hiển thị trên menu</a></li> 
<li><a href="Link URL">Tên hiển thị trên menu</a></li> 
</ul> </div>




TẠO MENU THANH ĐỨNG
Dán code trước <head>

<div id="smoothmenu1" class="ddsmoothmenu">
<ul>
<li><a href="http://www.dunghennessy.blogspot.com">Home</a></li>
<li><a href="#"> Tên menu </a>
  <ul>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  </ul>
</li>
<li><a href="#"> Tên menu </a>
  <ul>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  </ul>
</li>
<li><a href=" địa chỉ trang "> Tên menu </a></li>
<li><a href="#"> Tên menu </a>
  <ul>
  <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  <li><a href="#"> Tên trang </a>
    <ul>
    <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
    <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
    <li><a href="#"> Tên trang </a>
  <ul>
      <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
      <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
      <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
      <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
      <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
  </ul>
    </li>
    <li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
    </ul>
  </li>
  </ul>
</li>
<li><a href=" địa chỉ trang "> Tên trang </a></li>
</ul>
<br style="clear: left" />
</div>

HOÀN NGUYÊN

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd">
<html expr:dir='data:blog.languageDirection' xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' xmlns:b='http://www.google.com/2005/gml/b' xmlns:data='http://www.google.com/2005/gml/data' xmlns:expr='http://www.google.com/2005/gml/expr'>
  <head>
    <b:include data='blog' name='all-head-content'/>
    <title><data:blog.pageTitle/></title>
    <b:skin><![CDATA[/*
-----------------------------------------------
Blogger Template Style
Name:     Majestic
Author:   Klodian
URL:      www.deluxetemplates.net
Date:     July 2009
License:  This free Blogger template is licensed under the Creative Commons Attribution 3.0 License, which permits both personal and commercial use.
However, to satisfy the 'attribution' clause of the license, you are required to keep the footer links intact which provides due credit to its authors. For more specific details about the license, you may visit the URL below:
http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/
----------------------------------------------- */
#navbar-iframe {
display: none !important;
}
/* Variable definitions
   ====================
   <Variable name="bgcolor" description="Page Background Color"
             type="color" default="#fff" value="#ffffff">
   <Variable name="textcolor" description="Text Color"
             type="color" default="#333" value="#333333">
   <Variable name="linkcolor" description="Link Color"
             type="color" default="#58a" value="#5588aa">
   <Variable name="pagetitlecolor" description="Blog Title Color"
             type="color" default="#666" value="#eb2323">
   <Variable name="descriptioncolor" description="Blog Description Color"
             type="color" default="#999" value="#999999">
   <Variable name="titlecolor" description="Post Title Color"
             type="color" default="#c60" value="#7fccff">
   <Variable name="bordercolor" description="Border Color"
             type="color" default="#ccc" value="#cccccc">
   <Variable name="sidebarcolor" description="Sidebar Title Color"
             type="color" default="#999" value="#3fb2ff">
   <Variable name="sidebartextcolor" description="Sidebar Text Color"
             type="color" default="#666" value="#666666">
   <Variable name="visitedlinkcolor" description="Visited Link Color"
             type="color" default="#999" value="#ccff7f">
   <Variable name="bodyfont" description="Text Font"
             type="font" default="normal normal 100% Georgia, Serif" value="normal normal 100% 'Times New Roman', Times, FreeSerif, serif">
   <Variable name="headerfont" description="Sidebar Title Font"
             type="font"
             default="normal normal 78% 'Trebuchet MS',Trebuchet,Arial,Verdana,Sans-serif" value="normal normal 78% 'Trebuchet MS',Trebuchet,Arial,Verdana,Sans-serif">
   <Variable name="pagetitlefont" description="Blog Title Font"
             type="font"
             default="normal normal 200% Georgia, Serif" value="normal normal 200% Georgia, Utopia, 'Palatino Linotype', Palatino, serif">
   <Variable name="descriptionfont" description="Blog Description Font"
             type="font"
             default="normal normal 78% 'Trebuchet MS', Trebuchet, Arial, Verdana, Sans-serif" value="normal normal 78% 'Trebuchet MS', Trebuchet, Arial, Verdana, Sans-serif">
   <Variable name="postfooterfont" description="Post Footer Font"
             type="font"
             default="normal normal 78% 'Trebuchet MS', Trebuchet, Arial, Verdana, Sans-serif" value="normal normal 78% 'Trebuchet MS', Trebuchet, Arial, Verdana, Sans-serif">
   <Variable name="startSide" description="Side where text starts in blog language"
             type="automatic" default="left" value="left">
   <Variable name="endSide" description="Side where text ends in blog language"
             type="automatic" default="right" value="right">
*/

/* Use this with templates/template-twocol.html */

body {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:#0A1420 none repeat scroll 0 0;
color:#FFFFFF;
font-family:Georgia Serif;
font-size:small;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:normal;
line-height:normal;
margin:0;
text-align:center;
}
a:link {
color:#5588AA;
text-decoration:none;
}
a:visited {
color:#FFFFFF;
text-decoration:none;
}
a:hover {
color:#CC6600;
text-decoration:underline;
}
a img {
border-width:0;
}
#header-wrapper {
margin:0 auto 10px;
width:940px;
}
#header-inner {
background-position:center center;
margin-left:auto;
margin-right:auto;
}
#header {
color:#FFFFFF;
margin:5px;
text-align:left;
}
#header h1 {
font-family:helvetica;
font-size:32px;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:bold;
letter-spacing:-2px;
line-height:normal;
margin:5px 5px 0;
padding:15px 20px 2px;
text-transform:none;
}
#header a {
color:#fff;
text-decoration:none;
}
#header a:hover {
color:#fff;
}
#header .description {
color:#EEEEEE;
font-family:arial;
font-size:12px;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:normal;
letter-spacing:0.2em;
line-height:normal;
margin:0 5px 5px;
max-width:700px;
padding:0 20px 15px;
text-transform:none;
}
#header img {
margin-left:auto;
margin-right:auto;
}
#outer-wrapper {
font-family:arial;
font-size:100%;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:normal;
line-height:normal;
margin:0 auto;
padding:10px;
text-align:left;
width:940px;
}
#main-wrapper {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img12.gif) repeat-y scroll left top;
float:left;
overflow:hidden;
width:560px;
word-wrap:break-word;
}
#sidebar-wrapper {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img04.gif) repeat-y scroll left top;
float:right;
overflow:hidden;
width:190px;
word-wrap:break-word;
}
h2 {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img06.gif) no-repeat scroll left top;
color:#000000;
font-family:arial;
font-size:13px;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:bold;
height:40px;
letter-spacing:0;
line-height:1.4em;
margin:0;
padding-left:23px;
padding-top:20px;
text-transform:none;
}
h2.date-header {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent none repeat scroll 0 0;
color:#EEEEEE;
font-size:11px;
font-weight:normal;
height:10px;
margin:1.5em 0 0.5em;
padding-right:25px;
padding-top:0;
text-align:right;
}
.post {
margin:0.5em 0 1.5em;
padding-bottom:1.5em;
padding-left:25px;
padding-right:25px;
}
.post h3 {
border:medium none;
color:#FFFFFF;
font-family:georgia;
font-size:22px;
font-weight:normal;
line-height:1.4em;
margin:0.25em 0 10px;
}
.post h3 a, .post h3 a:visited, .post h3 strong {
color:#FFFFFF;
display:block;
font-weight:normal;
text-decoration:none;
}
.post h3 strong, .post h3 a:hover {
color:#EEEEEE;
}
.post-body {
color:#EEEEEE;
font-size:14px;
line-height:1.6em;
margin:0 0 0.75em;
}
.post-body blockquote {
line-height:1.3em;
}
.post-footer {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:#0A1420 none repeat scroll 0 0;
color:#EEEEEE;
font-family:georgia;
font-size:12px;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:normal;
letter-spacing:0;
line-height:1.4em;
margin:0.75em 0;
padding:5px 10px;
text-transform:none;
}
.comment-link {
margin-left:0.6em;
}
.post img {
border:1px solid #CCCCCC;
padding:1px;
}
.post blockquote {
font-family:georgia;
font-style:italic;
margin:1em 20px;
}
.post blockquote p {
margin:0.75em 0;
}
.comment-author {
}
#comments h4 {
color:#FFFFFF;
font-weight:bold;
letter-spacing:0.2em;
line-height:1.4em;
margin:1em 0;
text-transform:none;
}
#comments-block {
line-height:1.6em;
margin:1em 0 1.5em;
}
#comments-block .comment-author {
border:1px solid #EEEEEE;
font-size:15px;
font-weight:normal;
margin-right:20px;
padding:5px;
}
#comments .blogger-comment-icon, .blogger-comment-icon {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:#111111 none repeat scroll 0 0;
border-color:#111111;
border-style:solid;
border-width:2px 1px 1px;
line-height:16px;
padding:5px;
}
#comments-block .comment-body {
border-left:1px solid #111111;
border-right:1px solid #111111;
margin-left:0;
margin-right:20px;
padding:7px;
}
#comments-block .comment-footer {
border-bottom:1px solid #111111;
border-left:1px solid #111111;
border-right:1px solid #111111;
font-size:11px;
line-height:1.4em;
margin:-0.25em 20px 2em 0;
padding:5px;
text-transform:none;
}
#comments-block .comment-body p {
margin:0 0 0.75em;
}
.deleted-comment {
color:gray;
font-style:italic;
}
#blog-pager-newer-link {
float:left;
}
#blog-pager-older-link {
float:right;
}
#blog-pager {
padding-left:25px;
padding-right:25px;
text-align:center;
}
.feed-links {
clear:both;
line-height:2.5em;
}
.sidebar {
color:#666666;
line-height:1.5em;
}
.sidebar ul {
list-style-image:none;
list-style-position:outside;
list-style-type:none;
margin:0;
padding:0;
}
.sidebar li {
border-bottom:1px dashed #BBBBBB;
line-height:1.5em;
margin:0;
padding:2px 0 2px 5px;
}
.sidebar .widget, .main .widget {
margin:0 0 1.5em;
padding:0 0 1.5em;
}
.main .Blog {
border-bottom-width:0;
}
.profile-img {
border:1px solid #CCCCCC;
float:left;
margin:0 5px 5px 0;
padding:4px;
}
.profile-data {
color:#999999;
font-family:'Trebuchet MS',Trebuchet,Arial,Verdana,Sans-serif;
font-size:78%;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:bold;
letter-spacing:0.1em;
line-height:1.6em;
margin:0;
text-transform:uppercase;
}
.profile-datablock {
margin:0.5em 0;
}
.profile-textblock {
line-height:1.6em;
margin:0.5em 0;
}
.profile-link {
font-family:'Trebuchet MS',Trebuchet,Arial,Verdana,Sans-serif;
font-size:78%;
font-size-adjust:none;
font-stretch:normal;
font-style:normal;
font-variant:normal;
font-weight:normal;
letter-spacing:0.1em;
line-height:normal;
text-transform:uppercase;
}
#footer {
font-size:11px;
color:#FFFFFF;
height:70px;
margin:0 auto;
padding:10px 0 0;
width:960px;
}
#footer .copyright {
float:left;
}
#footer .link {
float:right;
}
#footer p {
font-family:Arial,Helvetica,sans-serif;
font-size:smaller;
margin:0;
padding:25px 20px 0;
text-align:center;
text-transform:uppercase;
}
#sidebar-wrapperL {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img04.gif) repeat-y scroll left top;
float:left;
overflow:hidden;
width:190px;
word-wrap:break-word;
}
#menu {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img01.gif) no-repeat scroll left top;
height:50px;
margin:0 auto;
padding:0;
width:940px;
}
#menu ul {
list-style-image:none;
list-style-position:outside;
list-style-type:none;
margin:0;
padding:0;
}
#menu li {
display:inline;
}
#menu a {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img14.gif) no-repeat scroll right 7px;
color:#04283B;
display:block;
float:left;
font-size:13px;
font-weight:bold;
height:34px;
margin:0;
padding:16px 30px 0;
text-decoration:none;
text-transform:capitalize;
}
#menu a:hover {
color:#04283B;
}
#menu .current_page_item a {
color:#04283B;
}
#content-bgbtm {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img13.gif) no-repeat scroll left bottom;
height:3px;
}
#content-bgtop {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img11.gif) no-repeat scroll left top;
height:3px;
}
#sidebar1-bgtop {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img03.gif) no-repeat scroll left top;
height:5px;
}
#sidebar1-bgbtm {
-moz-background-clip:border;
-moz-background-inline-policy:continuous;
-moz-background-origin:padding;
background:transparent url(http://www.templatesimages.com/images/Majestic/img05.gif) no-repeat scroll left bottom;
height:5px;
}
.widget-content {
font-size:12px;
padding-left:10px;
padding-right:10px;
}
.widget-content a {
color:#000000;
}
.widget-content a:hover {
color:#000000;
}
#main-wrapper a {
border-bottom:1px solid #999999;
color:#FFFFFF;
}
#main-wrapper a:hover {
border-bottom:1px solid #666666;
color:#999999;
text-decoration:none;
}
#comments {
padding-left:25px;
padding-right:25px;
}
#footer a {
border-bottom:1px solid #999999;
color:#FFFFFF;
}
#footer a:hover {
border-bottom:1px solid #666666;
color:#999999;
text-decoration:none;
}

]]></b:skin>
  </head>
<script src='http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.4.4/jquery.min.js' type='text/javascript'/>
<script src='http://rilwis.googlecode.com/svn/trunk/blogger/jquery.shortcode.min.js' type='text/javascript'/>
<script type='text/javascript'>
 $(document).ready(function() {
  $(&#39;#Blog1&#39;).shortcode();
 });
</script><body>
  <div id='outer-wrapper'><div id='wrap2'>

    <!-- skip links for text browsers -->
    <span id='skiplinks' style='display:none;'>
      <a href='#main'>skip to main </a> |
      <a href='#sidebar'>skip to sidebar</a>
    </span>

    <div id='header-wrapper'>
      <b:section class='header' id='header' maxwidgets='1' showaddelement='no'>
<b:widget id='Header1' locked='true' title='THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU (Tiêu đề)' type='Header'/>
</b:section>
<div id='menu'>
                <ul>
                        <li><a Title='Home' expr:href='data:blog.homepageUrl'>Home</a></li>
                        <li><a href='#'>About</a></li>
                        <li><a expr:href='data:blog.homepageUrl + &quot;feeds/posts/default&quot;'>Posts RSS</a></li>
                        <li><a expr:href='data:blog.homepageUrl + &quot;feeds/comments/default&quot;'>Comments RSS</a></li>
                        <li><a href='mailto:#'>Contact</a></li>
                </ul>
        </div>
    </div>

    <div id='content-wrapper'>

      <div id='crosscol-wrapper' style='text-align:center'>
        <b:section class='crosscol' id='crosscol' showaddelement='no'/>
      </div>
<div id='sidebar-wrapperL'>
<div id='sidebar1-bgtop'/>
<b:section class='sidebar' id='sidebar2' preferred='yes'>
<b:widget id='HTML6' locked='false' title='' type='HTML'/>
<b:widget id='Label1' locked='false' title='Labels' type='Label'/>
<b:widget id='PageList1' locked='true' title='Pages' type='PageList'/>
<b:widget id='Attribution1' locked='true' title='' type='Attribution'/>
<b:widget id='HTML98' locked='true' title='Recent Posts' type='HTML'/>
<b:widget id='HTML99' locked='true' title='Flickr' type='HTML'/>
<b:widget id='Gadget1' locked='false' title='Fish' type='Gadget'/>
<b:widget id='HTML97' locked='true' title='Recent Comments' type='HTML'/>
<b:widget id='LinkList1' locked='true' title='Menu' type='LinkList'/>
<b:widget id='Feed1' locked='false' title='Recent Comments' type='Feed'/>
</b:section>
<div id='sidebar1-bgbtm'/>
</div>
      <div id='main-wrapper'>
<div id='content-bgtop'/>
        <b:section class='main' id='main' showaddelement='no'>
<b:widget id='Blog1' locked='true' title='Bài đăng trên Blog' type='Blog'/>
</b:section>
        <div id='content-bgbtm'/>
      </div>

      <div id='sidebar-wrapper'>
<div id='sidebar1-bgtop'/>
        <b:section class='sidebar' id='sidebar' preferred='yes'>
<b:widget id='CustomSearch1' locked='false' title='Search This Blog' type='CustomSearch'/>
<b:widget id='BlogArchive1' locked='false' title='Blog Archive' type='BlogArchive'/>
<b:widget id='LinkList2' locked='false' title='Meta' type='LinkList'/>
<b:widget id='Profile1' locked='false' title='About Me' type='Profile'/>
<b:widget id='PopularPosts1' locked='false' title='Popular Posts' type='PopularPosts'/>
<b:widget id='Followers1' locked='false' title='Followers' type='Followers'/>
<b:widget id='HTML1' locked='false' title='Footer' type='HTML'/>
<b:widget id='HTML2' locked='false' title='About' type='HTML'/>
<b:widget id='Feed2' locked='false' title='Recent Posts' type='Feed'/>
<b:widget id='HTML4' locked='false' title='Blogger news' type='HTML'/>
<b:widget id='HTML5' locked='false' title='Blogger templates' type='HTML'/>
</b:section>
<div id='sidebar1-bgbtm'/>
      </div>

      <!-- spacer for skins that want sidebar and main to be the same height-->
      <div class='clear'>&#160;</div>

    </div> <!-- end content-wrapper -->
<div id='footer'>
        <p class='copyright'>2009 <a expr:href='data:blog.homepageUrl'><data:blog.title/></a> All Rights Reserved. <a href='http://www.deluxetemplates.net/'>Blogger Template</a> created by <a href='http://www.deluxetemplates.net/'>Deluxe Templates</a><br/>
Template Source: <a href='http://www.bloggertemplatesfree.com/download-majestic-blogger-template/'>Majestic Blogger Template</a>.

       </p>
</div>

  </div></div> <!-- end outer-wrapper -->
</body>
</html>